Trong những năm vừa qua, câu hỏi: Sổ hồng là gì? Sổ đỏ là gì? luôn là vấn đề quan tâm của các cá nhân và hộ gia đình. Mặc dù chưa nghiên cứu kỹ về nội dung này nhưng họ nhờ sự tư vấn của một người đã kinh nghiệm làm hai loại sổ trên. Có thể do tâm lý muốn được công nhận khu đất nhà ở được an toàn và thuộc chính sở hữu của họ. Vì vậy, họ vội vàng tin tưởng vào những người đã kinh qua nhiều lần làm Giấy chứng nhận trên.
Để hỗ trợ các bạn làm thủ tục Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở trong tâm lý nắm luật và hiểu luật, bài viết dưới đây DiaOcNgocMai sẽ cung cấp những thông tin liên quan sổ đỏ, sổ hồng là gì? So sánh hai loại sổ trên? Quy định mới áp dụng hiện nay? Hãy cùng tham khảo nhé!
Sổ hồng là gì? Sổ đỏ là gì? và Các nội dung trong cuốn sổ
Sổ đỏ và sổ hồng là cách người dân tự đặt dựa trên màu sắc của từng loại sổ, tuy nhiên để biết khái niệm chính xác từng loại sổ, pháp lý và cách phân biệt 2 loại giấy tờ, chúng ta cần biết khái niệm:
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở của cá nhân hoặc hộ gia đình. Ngoài bìa của cuốn sổ có màu hồng nên mọi người gọi là sổ hồng. Loại sổ này thường được áp dụng các khu vực như nhà ở, khu vực đô thị, … Sổ hồng tiếng anh là House Ownership Certificate.
Theo wikipedia, Sổ hồng hay giấy hồng còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, là một văn bản (loại giấy tờ) do cơ quan quản lý Nhà nước ở Việt Nam cấp cho chủ nhà (chủ sở hữu) xem như là chứng cứ hợp pháp và duy nhất xác định chủ quyền của một cá nhân, tổ chức đối với căn nhà (bất động sản) của mình.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhà thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật. Khái niệm liên quan mật thiết là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, giấy đỏ).
Các thông tin ghi trên sổ hồng?
Tại khoản 2 Điều 3 thuộc Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT được quy định như sau:
- Tại trang số 1 của cuốn sổ: Gồm họ và tên chủ sở hữu đất, chủ sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền.
- Tại trang số 2 của cuốn sổ: Thông tin toàn bộ về khu đất hoặc nhà ở và các tài sản khác gắn liền với mảnh đất.
- Tại trang số 3 của cuốn sổ: Trình bày bản vẽ sơ đồ mảnh đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với khu đất, những thay đổi nếu có sau khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
- Tại trang số 4 của cuốn sổ: Ghi lại những thông tin thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận (chuyển nhượng quyền sở hữu, kế thừa, …).
Các điều kiện được cấp sổ hồng
Khi nào được cấp Sổ hồng? và điều kiện được cấp sổ hồng là gì?
Về cơ bản, điều kiện và thời điểm được cấp sổ hồng được quy định như sau:
Tại khoản 1 Điều 1 của Luật đất đai 2013 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được nhà nước quy định như sau:
- Những cá nhân hoặc hộ gia đình đáp ứng đầy đủ tại các điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai năm 2013;
- Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014;
- Áp dụng cho những người đấu giá trúng thầu sử dụng đất;
- Những người sử dụng đất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
- Áp dụng cho những cá nhân hoặc hộ gia đình mua nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Những người được nhà nước thanh lý, hóa giá thửa đất nhà ở gắn liền với đất ở, người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
- Áp dụng cho việc tách hoặc hợp thửa đất dành cho hộ gia đình, tổ chức, …
- Những người đã được cấp sổ nhưng vì lý do nào đó nên đề nghị cấp lại hoặc thay đổi.
- Dành cho những người muốn chuyển nhượng, kế thừa, cho hoặc tặng quyền sử dụng đất, …
- Trong trường hợp khu đất nhà ở bị tranh chấp và đã được hòa giải theo quyết định của Tòa án.
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài bìa của cuốn sổ có màu đỏ nên mọi người gọi là sổ đỏ. Đây là loại sổ được áp dụng cho các loại đất như: đất nền, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối, … Sổ đỏ tiếng anh là Land Use Rights Certificate.
Theo Wikipedia, Sổ đỏ hay giấy đỏ được gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đai là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất
Các nội dung trong cuốn sổ đỏ
Cuốn sổ đỏ được ban hành theo quy định nhà nước tại Điều 2 thuộc Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền khác. Cụ thể như sau:
- Tại trang số 1 cuốn sổ: Bao gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền”. Tại mục I là thông tin chủ sở hữu khu đất hoặc nhà ở, đồng thời ghi chú số phát hành cuốn sổ, trong đó hai chữ cái tiếng Việt và sáu chữ số Latinh, in màu đen.
- Tại trang số 2 cuốn sổ: Thông tin thửa đất, diện tích căn hộ, nhà ở và tài sản liên quan với đất. Trong đó, các thông tin về thửa đất, nhà ở cá nhân hoặc hộ gia đình, các công trình xây dựng khác, rừng trồng, cây lâu năm. Bên dưới trang là dòng ngày tháng năm và cơ quan cấp giấy chứng nhận, số vào sổ Giấy chứng nhận.
- Tại trang số 3 cuốn sổ: Sơ đồ thửa đất nhà ở và tài sản gắn liền với đất
- Tại trang số 4 cuốn sổ: Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận. Đáng lưu ý với người được cấp chứng nhận, mã vạch.
- Tại trang số 5: Là trang bổ sung của Giấy chứng nhận, bao gồm số hiệu thửa đất, số phát hành, số vào sổ,…
Điều kiện được cấp sổ đỏ
Tại khoản 1, 2 và 3, Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 quy định những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ở, cụ thể như sau:
Những thửa đất nhà ở đang sử dụng bình thường và có các loại giấy tờ sau: Giấy tờ được cấp trước ngày 15/10/1993 theo đúng quy định của Nhà nước,
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời và có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15/10/1993, các giấy tờ liên quan đến kế thừa, cho hoặc tặng hợp pháp, các giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được xác nhận của UBND cấp xã, các giấy tờ, thanh lý hóa giải theo quy định của pháp luật, các giấy tờ cũ nhưng theo đúng quy định của quản lý cũ, các loại giấy tờ khác trước ngày 15/10/1993 theo quy định pháp luật.
Chủ sở hữu đang sử dụng khu đất nhà ở và có đủ các giấy tờ được quy định tại khoản 1, Điều này. Tuy nhiên, tên trong giấy tờ do người khác đứng tên cùng với quyền chuyển nhượng và có chữ ký xác nhận.
Theo quy định Luật mới ban hành chưa nhưng chủ sở hữu chưa làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời, khu đất nhà ở không có sự tranh chấp thì được xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (không phải nộp tiền phạt sử dụng đất).
Người sử dụng đang sử dụng khu đất nhà ở theo quyết định của Tòa án Nhân dân về việc tranh chấp, hòa giải theo đúng quy định của pháp luật. Những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận không còn tranh chấp thì các cá nhân hoặc hộ gia đình được quyền thực hiện cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật.
Cách phân biệt Sổ hồng và sổ đỏ
Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về sổ hồng là gì? Sổ đỏ là gì?, hãy xem cách phân biệt giữa chúng. Các tiêu chí để so sánh bao gồm Đặc điểm nhận diện, Cơ quan ban hành và ý nghĩa của nó.
Đặc điểm nhận diện
- Sổ Hồng: Lớp bìa ngoài được bao bọc bởi loại giấy màu hồng, đồng thời ghi dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ở”.
- Sổ Đỏ: Đối với sổ hồng được bao bọc lớp giấy màu hồng thì sổ đỏ được bao bọc màu đỏ. Đồng thời, chúng được ghi dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Cơ quan ban hành
- Sổ Hồng: Bộ Xây dựng
- Sổ Đỏ: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ý nghĩa
- Sổ Hồng: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở
- Sổ Đỏ: Giấy chứng nhận được cấp cho người sử dụng đất để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật. Những thông tin cụ thể được trình bày cụ thể tại Khoản 20, Điều 4 Luật đất đai năm 2003).
Sổ hồng và sổ đỏ sổ nào giá trị hơn
Đối với những người có hoạt động liên quan đến mua bán, xây dựng nhà ở, đất đai sẽ đều quan tâm câu hỏi “Sổ hồng và sổ đỏ sổ nào giá trị hơn?“:
Tuy nhiên, về giá trị pháp lý thì Sổ hồng và Sổ đỏ đều có giá trị pháp lý (không phân biệt giá trị của từng loại). Giá trị thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền (quyền sử dụng đối với đất trên sổ đỏ), quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trên sổ hồng). Còn sổ chỉ là “tờ giấy” ghi nhận quyền chứ bản thân sổ đó không giá trị.
Về giá trị thực, thì giá trị của Sổ hồng và Sổ đỏ phụ thuộc vào giá trị thực tế của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Vị trí thửa đất, diện tích, tình trạng mới hay cũ của nhà ở và số lượng tài sản khác gắn liền với đất (cây trồng…). Do vậy, giá trị của từng loại sổ gắn với từng thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Quy định mới về cấp giấy chứng nhận sổ hồng là gì? sổ đỏ là gì?
Đối với sổ hồng, sổ đỏ được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn giữ nguyên theo quy định cũ đã ban hành và được chấp nhận giá trị pháp lý theo đúng quy định đến nay. Đến tháng 10/2009, hai loại sổ trên được hợp nhất thành cuốn sổ và tên gọi chung “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, được ban hành bởi Bộ Tài nguyên – Môi trường.
Đây là cuốn sổ được áp dụng cho tất cả các đối tượng trên cả nước (Tại Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực ngày 10/12/2009 và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành).Theo đó, điều 97 Luật Đất đai năm 2013 cũng đã quy định thống nhất giữa 3 cuốn sổ trên.
Nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình cũng như hỗ trợ cải cách thủ tục hành trình tinh gọn, nhà nước vẫn giữ cả 3 loại sổ trên.
Trong đó bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cuốn sổ có bìa ngoài màu đỏ), Giấy chứng quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở (cuốn sổ có bìa màu hồng), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (cuốn sổ mới có bìa màu hồng). Chúng đều có những giá trị và được chấp nhận theo đúng quy định của pháp luật.
Kết luận
Trong bài viết này, Tuyến Mai đã giải đáp những thắc mắc liên quan tới Sổ hồng là gì? và Sổ đỏ là gì?. Những thông tin tưởng chừng như quen thuộc đối với những ai đã và đang triển khai thủ tục hành chính này. Tuy nhiên, các nội dung sâu xa của chúng còn nhiều hơn thế.
Vì vậy, những thông tin trên sẽ là nguồn kiến thức cơ bản để các cá nhân, hộ gia đình đang và sẽ thực hiện quá trình hoàn thiện pháp lý cho khu đất nhà ở của mình. Đồng thời, các bạn sẽ biết được những cái gì đúng pháp luật và thực hiện các thủ tục trên theo quy định, an toàn cho khu đất ở ngôi nhà của bạn.
Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết. Trên đây là những chia sẻ về “Sổ Hồng Là Gì? Sổ Đỏ Là Gì? Cách Phân Biệt Và Quy Định Mới Cần Biết”, Hy vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn.
Địa Ốc Ngọc Mai chuyên Mua Bán, cung cấp Đất Dự Án, Đất Nền, Nhà Ở, Nhà Cho Thuê tại Đồng Nai. Chi phí hợp lý phù hợp với nhu cầu. Mang đến cho khách hàng sự tinh tế khi lựa chọn.
Để xem thêm các bài viết khác hoặc tra cứu thông tin sản phẩm bạn có thể vào trang: diaocngocmai.com. Website chuyên cung cấp và mua bán bất động sản. Mọi nhu cầu quan tâm thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 0328 109 139 hoặc Email: tuvan.batdongsan139@gmail.com để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi hỗ trợ tận tình.